“Tác phong chuyên nghiệp” là cụm từ hay xuất hiện trong những lời khen, lời nhận xét để gia tăng độ tin cậy cho một cá nhân hay một tập thể. Vậy tác phong làm việc chuyên nghiệp ảnh hưởng đến thành công như thế nào? Tham khảo qua bài viết dưới đây cùng Leon Dio.
Tác phong chuyên nghiệp là gì?
Trước hết, bạn cần phải hiểu “tác phong” kỳ thực là gì. Theo từ điển Hán-Việt, “tác” (作) nghĩa là “tạo dựng, làm nên, làm thành”; “phong” (風) nghĩa là “thói quen”. Như vậy, “tác phong” là từ vựng chỉ những hành vi do thói quen tạo thành. Hay có thể hiểu cách khách, đây là phong cách của ai đó mà do hành vi thói quen xây dựng nên.
Tác phong chuyên nghiệp dùng để miêu tả những hành vi với phong cách chỉn chu, toàn vẹn. Cụ thể hơn, đó là sự rõ ràng và chi tiết khi làm việc. Hiểu rõ mục đích của từng đầu việc mình đang làm, và triển khai nó trọn vẹn với không sự dư thừa, không sự phung phí, không sự thiếu minh bạch.
Đó cũng là vẻ ngoài và lời nói khi làm việc. Những bộ trang phục được lựa chọn cẩn thận, phù hợp với bản thân và hoàn cảnh cũng tạo nên một tác phong chuyên nghiệp. Và cả khi nói chuyện, giao tiếp, lời nói phải lịch sự cũng như tôn trọng đối phương.
Tất cả những điều này sẽ dần dần xây dựng nên tác phong chuyên nghiệp.
Những điều cần biết khi xây dựng tác phong chuyên nghiệp trong công việc
Không ít người đã rõ tầm quan trọng của việc xây dựng một tác phong làm việc chuyên nghiệp. Song, lại không nhiều người biết mình cần làm gì để thực hiện điều đó. Chỉ với bốn lưu ý dưới đây, bạn đã có thể xây dựng nên phong thái chuyên nghiệp trong cách làm việc của bạn.
Tác phong chỉn chu giúp xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp
Sự chỉn chu chưa bao giờ là điều thừa thãi. Một khi bạn làm việc chu đáo, cẩn trọng, khả năng phát sinh những vấn đề nằm ngoài dự đoán thường sẽ thấp. Hơn nữa, người càng chỉn chu càng biết điều tiết, chuẩn bị cho bất cứ chuyện gì có thể xảy ra. Đồng nghĩa với việc, ngay cả khi có vấn đề phát sinh, người chỉn chu đã chuẩn bị sẵn những giải pháp để giải quyết. Nếu vậy, đây không phải là phong cách làm việc chuyên nghiệp, thì liệu bạn còn có mô tả nào khác cho những nhân sự này?
Người sở hữu đức tính chỉn chu trong công việc thường nhận được sự tín nhiệm cao hơn từ cấp trên. Bởi vốn có lịch trịch công việc dày đặc, cấp lãnh đạo thường muốn có những lựa chọn an toàn với tối thiểu rủi ro có thể xảy ra.
Khiêm tốn, thể hiện mình một cách vừa phải
Núi cao ắt có núi cao hơn. Vậy nên, một người chuyên nghiệp trong công việc thường không thể hiện mình quá nhiều. Họ biết mình là ai, mình ở đâu. Khiêm tốn và lắng nghe chưa bao giờ là một điều thừa thãi trong kinh doanh. Đừng đánh giá thấp một ai, vì ở bất cứ vai trò hay vị trí nào, lắng nghe góc nhìn của đối phương sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm mới đầy bất ngờ.
Cạnh đó, với người Á Đông nói chung, khiêm tốn được xem là đức tính cần có của một người tốt, đáng tin. Vậy nên, sự khiêm nhường sẽ giúp bạn để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng người khác. Đó là sự hiểu chuyện và chuyên nghiệp. Từ đó, những mối quan hệ trong kinh doanh của bạn cũng sẽ được mở rộng một cách chất lượng, chân thành.
Cách chào hỏi ghi điểm tuyệt đối, tạo dựng phong thái chuyên nghiệp trong công việc
Đừng bao giờ lấy lý do tương tự như “người hướng nội” để bao biện cho việc lười chào hỏi ở bản thân. Để tạo dựng một phong thái chuyên nghiệp khi đi làm, cái bạn cần chẳng phải là xởi lởi bắt chuyện, chia sẻ thật nhiều, giao tiếp liên tục hay thật thảo mai. Điều bạn cần đơn giản chỉ là những lời chào hỏi lịch sự nhưng chân thành. Sự chân thành luôn kết nối cảm xúc và mối quan hệ chân thật, bền lâu nhất.
Lịch sự, chân thành chào hỏi; giao tiếp chuẩn mực và đáp ứng yêu cầu công việc đã đủ để bạn tạo dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp cho mình.
Giữ mạch câu chuyện luôn tích cực để bồi đắp ý nghĩa trong tác phong làm việc
Những điều tích cực, tốt đẹp thì dễ ảnh hưởng đến không khí nói chung. Vậy nên, trong công việc nói chung, hay giữ mạch câu chuyện khi trao đổi, chia sẻ luôn được tích cực. Đó là một phương thức giúp bạn xây dựng được phong cách làm việc chuyên nghiệp mà hiếm ai làm được.
Giữ mọi sự tích cực không đồng nghĩa với việc chăm chăm nói về điểm tốt, cái xấu hay vấn đề trong kinh doanh thì lấp liếm bỏ qua. Thay vào đó, những điểm tốt hay hướng tích cực của kết quả công việc, hãy chia sẻ để mang thêm giá trị và tinh thần cho mọi người xung quanh. Cùng với nó, những vấn đề tiêu cực phát sinh, trước khi bày tỏ, bạn hãy thử phân tích rồi mới chia sẻ những góc nhìn, hướng đi và cách giải quyết đến mọi người. Đó chính là một “mạch chuyện” tích cực trong công việc.
Những gì quý giá, những gì khó khăn thì càng hiếm hoi. Hãy là một viên ngọc tỏa sáng với tác phong chuyên nghiệp trong mọi môi trường, tổ chức mà bạn bước chân đến.
Website https://leondio.vn