Kỹ năng đàm phán là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của mỗi người. Trong giao dịch, nếu bạn có kỹ năng đàm phán thuyết phục, bạn sẽ dễ dàng đạt được thỏa thuận và mục tiêu. Vậy kỹ năng đàm phán là gì? Quy trình đàm phán ra sao? Hãy cùng Leon Dio giải đáp thắc mắc này ở bài viết dưới đây nhé!
Kỹ năng đàm phán là gì?
Kỹ năng đàm phán là một trong 8 kỹ năng mềm thiết yếu trong kinh doanh. Đây là quá trình trao đổi, thảo luận giữa nhiều người với nhau để có thể đưa đến một thỏa thuận chung có lợi cho các bên. Loại kỹ năng mềm này tập hợp nhiều loại kỹ năng như giao tiếp, thuyết trình, lập kế hoạch… Trong công việc và cả cuộc sống, người có kỹ năng đàm phán thương lượng thuyết phục sẽ có nhiều lợi thế để đạt được thành công. Một người có khả năng đàm phán có thể giải quyết tình huống và đưa ra những thỏa hiệp mà cả hai bên đều hài lòng.
Nguyên tắc đàm phán trong kinh doanh giúp nắm chắc thành công
Kỹ năng đàm phán trong kinh doanh có rất nhiều nguyên tắc. Trong đó có 2 nguyên tắc “bất di bất dịch” dưới đây thường được áp dụng.
Nguyên tắc Win-Win, khi cả hai cùng thắng
Ngày nào chúng ta đều phải đàm phán và thương lượng. Chúng ta thực hiện kỹ năng thương lượng và đàm phán nhiều hơn chúng ta nghĩ. Ví dụ như đàm phán tăng lương, đàm phán để thăng chức với sếp. Hoặc đó cũng có thể là một cuộc đàm phán với bạn bè về việc chốt nơi hẹn. Như vậy, nếu bạn có khả năng đàm phán tốt, bạn sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu của mình.
Đàm phán bao giờ cũng bao gồm tranh luận, nhưng không phải để hạ bệ, đấu khẩu lẫn nhau. Một cuộc đàm phán là để cùng nhau tìm ra giải pháp tốt nhất cho những vấn đề hợp tác chung. Win – Win được hiểu đơn giản là đôi bên cùng có lợi. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất trong nghệ thuật đàm phán.
Theo đó, các bên tham gia quá trình đàm phán sẽ cùng ngồi lại, tôn trọng nhau lắng nghe, nhìn nhận ưu, nhược điểm của mình cũng như của đối phương. Từ đó, mỗi bên sẽ điều chỉnh để giảm bớt những lợi ích mong đợi, hy vọng, nâng cao trách nhiệm hơn mong đợi để đạt được thỏa thuận hợp tác cùng có lợi cho các bên. Nhờ khả năng dung hòa lợi ích và trách nhiệm, đàm phán Win-Win mang lại cảm giác hài lòng cho tất cả các bên trong bàn đàm phán.
Nguyên tắc 80/20, nâng tầm năng suất trong đàm phán
Trong đàm phán, việc đưa ra đề xuất đúng thời điểm là một trong những yếu tố rất quan trọng. Tuy nhiên, công tác chuẩn bị trước khi thực hiện đàm phán mới là yếu tố quyết định đến sự thành công của cuộc đàm phán. Đồng thời, nó cũng là yếu tố giúp bạn biết thời điểm tốt để đàm phán. Cơ bản là chúng ta phải dành 80% thời gian để chuẩn bị và 20% để đàm phán. Do đó, để có thể giành được thành công trong bàn đàm phán, bạn phải đầu tư nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị.
5 lỗi thường gặp khi đàm phán
Kỹ năng đàm phán trong kinh doanh là một kỹ năng mềm rất quan trọng. Vì vậy, nếu bạn muốn có được thành công trong công việc bạn cần phải dành nhiều thời gian để đầu tư cho kỹ năng này. Ngoài ra, để có được thành công trên bàn đàm phán, bạn cần chú ý tránh mắc phải 5 sai lầm dưới đây.
Không hiểu rõ đối tác
Tìm hiểu thông tin về đối tác là điều bắt buộc đối với một nhà đàm phán. Bạn không thể ngồi thảo luận về các điều kiện hợp đồng với họ mà không biết họ là ai hay nói sai tên cá nhân hoặc công ty của họ. Điều này sẽ cho đối phương thấy rằng bạn chưa chuẩn bị kỹ càng trước khi đàm phán và không dành cho họ sự tôn trọng nhất định trong kinh doanh.
Không có kế hoạch cụ thể
Đàm phán mà không có kế hoạch cụ thể từ trước sẽ không mang lại kết quả như mong muốn. Những nhà đàm phán có khả năng đàm phán vững chắc sẽ chuẩn bị kế hoạch cụ thể để biết đâu là mục tiêu mình nên đạt được trên bàn đàm phán. Từ đó, bạn sẽ đề ra những phương án phù hợp, kế hoạch rõ ràng, đảm bảo cho một cuộc đàm phán “thành công mỹ mãn”.
Bộc lộ cảm xúc cá nhân
Sẽ có nhiều đối tác từ chối thẳng thừng hoặc có thể nổi nóng vì không đồng ý với những điều kiện mà bạn đưa ra. Đây là những tình huống thường gặp khi ngồi vào bàn đàm phán nên nếu gặp phải hãy cư xử khéo léo, lịch sự, đừng tỏ ra chán nản, khó chịu với khách hàng. Đừng thể hiện cảm xúc thái quá, nhưng cũng đừng giữ bộ mặt lạnh lùng. Vì điều này rất dễ dẫn đến thất bại trong cuộc đàm phán.
Tìm cách áp đảo đối tác
Người có kỹ năng đàm phán hợp đồng giỏi không tìm cách lấn át hay dạy dỗ đối tác mà nên đặt mình là người thể hiện tinh thần học hỏi khi đàm phán. Trong bất kỳ cuộc thương lượng phản biện nào, bạn không nên có những lời nói, cử chỉ áp đảo gây phản cảm, khó chịu cho đối phương. Điều này không chỉ khiến cuộc đàm phán đổ vỡ mà còn là dấu chấm hết cho các mối quan hệ hợp tác sau này. Và thực tế cũng cho thấy, phương thức đàm phán linh hoạt, chủ động là phương thức khôn ngoan và được áp dụng trong hầu hết các cuộc đàm phán quốc tế.
Đàm phán dựa vào trực giác
Trên thực tế, đôi khi bạn bị áp lực phải đưa ra quyết định ngay lập tức nên thường bị quyết định dựa trên trực giác. Trực giác có thể mang lại những chiến lược kinh doanh mới lạ nhưng đôi khi cũng có thể phải trả giá đắt. Một người có kỹ năng thương lượng và đàm phán khôn ngoan nên phán đoán dựa trên dữ liệu khách quan, tham khảo ý kiến của các cố vấn bên ngoài và suy nghĩ cẩn thận trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.
5 bước giúp bạn có cuộc đàm phán thành công
Nếu bạn đang trên hành trình học hỏi kỹ năng đàm phán thì có thể tham khảo 5 bước dưới đây để góp phần xây dựng cuộc đàm phán thành công.
Bước 1: Tạo ấn tượng tốt với đối tác ngay từ lần gặp đầu tiên.
Bước 2: Chú ý đến thái độ, cử chỉ và hành động của bạn trong quá trình đàm phán.
Bước 3: Xác định và luôn theo đuổi sát mục tiêu khi đàm phán.
Bước 4: Biết cách lắng nghe đối phương.
Bước 5: Kết thúc nhanh chóng và lịch sự.
Có một điều cần lưu ý, sau khi cuộc đàm phán thành công, bạn nên biết mình nên dừng lại ở đâu. Điều này giúp bạn tránh được tình trạng để cuộc đàm phán kéo dài quá lâu khiến đối phương đổi ý hoặc để ý đến những chi tiết vụn vặt của phía mình.
Qua bài viết trên Leon Dio hy vọng đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích về kỹ năng đàm phán. Loen Dio chúc bạn sẽ đạt được nhiều thành công trong công việc và cả cuộc sống. Để tìm mua các loại phụ kiện nam cao cấp công sở, bạn có thể tham khảo các sản phẩm phụ kiện doanh nhân tại Leon Dio nhé.