6 chiếc lọ tài chính và quy tắc quản lý tiền thông minh

Việc cân đối chi tiêu chưa bao giờ là vấn đề dễ dàng với bất cứ ai. Để quản lý tiền bạc hiệu quả và tránh thâm hụt hầu bao, hãy cùng Leon Dio tìm hiểu quy tắc 6 chiếc lọ tài chính trong bài viết dưới đây nhé.

6 chiếc lọ tài chính là gì?

Giữa cuộc sống hiện đại với quá nhiều khoản lo, cân đối chi tiêu hợp lý trở thành vấn đề đáng quan tâm và cấp thiết hơn bao giờ hết. Với người chưa có kinh nghiệm quản lý tiền bạc, việc có những chỉ dẫn đúng đắn sẽ giúp mang đến tâm lý thoải mái, đỡ đau đầu và định hướng dự trù cho những kế hoạch trong tương lai.

6-chiec-lo-tai-chinh-1

Chính vì vậy mà các quy tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả ngày càng được chú ý đến, nhất là đối với những người có mức thu nhập không quá cao. Mô hình 6 chiếc lọ tài chính là một trong những ví dụ điển hình đại diện cho nguyên tắc quản lý này.

6 lọ tài chính cá nhân được biết đến là quy tắc giúp bạn phân chia, quản lý tiền bạc tối ưu, thông minh và hiệu quả. Phương pháp này do Harv Eker – một doanh nhân và diễn giả người Canada đề xướng. Tại Việt Nam, ông là tác giả khá quen thuộc với cuốn sách “Bí mật tư duy triệu phú” đã được tái bản nhiều lần.

Quản lý tài chính bằng 6 chiếc lọ cho phép bạn chia nhỏ thu nhập hàng tháng thành nhiều khoản. Trong đó, mỗi khoản sẽ phục vụ cho một mục tiêu cố định, giúp bạn sử dụng dòng tiền một cách hợp lý, tránh thâm hụt.

6-chiec-lo-tai-chinh-2

Nguyên tắc tài chính 6 chiếc lọ được thể hiện như sau:

Lọ 1: 55% Chi tiêu cần thiết (NEC)

Khoản chi tiêu cần thiết – Necessity account (NEC) chiếm tỉ lệ lớn nhất trong phương pháp quản lý tài chính 6 cái lọ. Theo đó, 55% thu nhập hàng tháng sẽ được chi cho những nhu cầu thiết yếu: ăn uống, mua sắm, đi lại, thanh toán hóa đơn điện nước,…

Mặc dù mức sống của mỗi người là khác nhau, tuy nhiên nếu cân đối tỉ lệ chi tiêu vừa đủ trong mức này sẽ giúp bạn làm chủ hầu bao một cách khoa học hơn. Hãy rà soát khoản chi tiêu này trong những tháng gần đây và đưa ra phương án cắt giảm hợp lý nếu chúng vượt quá 55% thu nhập của bạn nhé.

Lọ 2: 10% Đầu tư giáo dục (EDU)

Với mục đích phát triển bản thân, 6 chiếc lọ tài chính quan tâm đến việc giáo dục và tích lũy kiến thức. Mô hình này cho phép bạn dành 10% trên tổng thu nhập của mình để trau dồi, mở mang sự hiểu biết và nâng cao kỹ năng chuyên môn.

6-chiec-lo-tai-chinh-3​​

Bạn có thể thực hiện điều này thông qua các khóa học, đọc sách hoặc gặp gỡ và chia sẻ cùng những người có tầm ảnh hưởng. Đây cũng là một cách để phát triển bản thân và tìm kiếm nhiều cơ hội hơn để gia tăng nguồn thu nhập trong tương lai.

Lọ 3: 10% Đầu tư tự do (FFA)

Là một trong những cách nhanh nhất giúp tăng thu nhập, đầu tư tự do (Financial freedom account – FFA) là một phần quan trọng trong quy tắc 6 lọ quản lý tài chính. Đây là cách sinh lời thụ động, gia tăng mức sống và nới rộng phạm vi tài chính của bạn.

Bạn có thể đầu tư vào nhiều khoản như góp vốn, gửi ngân hàng, chứng khoán, trái phiếu,… Lợi nhuận từ việc đầu tư sẽ trở thành khoản dự phòng bất trắc và giúp bạn an tâm hơn. Một lưu ý nữa cần nhớ là đừng bao giờ tiêu tiền trong khoản này, hãy để chúng được “tự do” xoay dòng tiền và sinh lời.

Lọ 4: 10% Giải trí (PLAY)

Lọ thứ 4 trong 6 chiếc lọ tài chính cá nhân đề cập đến nhu cầu vui chơi giải trí. Harv Eker quy định 10% tổng thu nhập hàng tháng dùng để đáp ứng nhu cầu này. Giải trí giúp tinh thần bạn được thư giãn, thoải mái, giải tỏa những áp lực thường ngày.

Lọ 5: 10% Tiết kiệm dài hạn (LTSS)

6-chiec-lo-tai-chinh-4

Hãy chia 10% ngân sách của bản thân cho việc tiết kiệm dài hạn –  Long-term saving for spending account (LTSS). Đây là khoản tiền dành cho những mục tiêu lâu dài trong tương lai: mua nhà, tậu xe, sinh con,…

Việc có một khoản tiết kiệm dài hạn sẽ giúp bạn trở nên có động lực phấn đấu. Đồng thời đây còn là một khoản dự trù cho những rủi ro và bất trắc có thể gặp ở tương lai.

Lọ 6: 5% Quỹ từ thiện (GIVE)

Chiếc lọ cuối cùng trong nguyên tắc 6 lọ tài chính là dành cho quỹ từ thiện. Hãy trích ra 5% để đong đầy chiếc lọ này bằng ý nghĩa của việc cho đi. Cuộc sống sẽ luôn phát sinh những vấn đề không lường trước, bạn có thể dùng 5% này để giúp đỡ bạn bè, người thân hoặc cộng đồng.

Nguyên tắc quản lý tài chính thông minh, hiệu quả

Để quản lý hầu bao bằng 6 chiếc lọ tài chính một cách logic và khoa học, việc tuân thủ một số nguyên tắc dưới đây là rất quan trọng.

Lên kế hoạch chi tiết và quyết tâm thực hiện

6-chiec-lo-tai-chinh-5

Quản lý tài chính thông minh cần kế hoạch định hướng rõ ràng và ý chí quyết tâm cao độ. Trước khi vận dụng phương pháp 6 chiếc lọ vào quản lý tài chính, bạn cần thống kê các khoản chi tiêu và sắp xếp thứ tự ưu tiên của chúng.

Xây dựng kỷ luật cho bản thân

Muốn quản lý tiền bạc hiệu quả, trước tiên bạn cần phải quản lý được bản thân mình. Bắt đầu bằng việc xây dựng kỷ luật, tuân thủ theo các nguyên tắc đã đề ra. Đó là việc nghiêm chỉnh thực hiện theo 6 chiếc lọ tài chính, không dùng tiền lọ này cho lọ khác, không dùng vượt mức tỉ lệ cho phép,…

Tạo thói quen quản lý hầu bao

Thường xuyên theo dõi và tính toán mức chi tiêu là cách giúp bạn quản lý dòng tiền thông minh. Điều này làm nên thói quen chi tiêu hợp lý, kịp thời cân đối và tránh thâm hụt tài chính vào 6 chiếc lọ. Ngoài ra, sau khi tổng kết hàng tháng, những khoản tồn do chưa dùng vượt mức (nếu có) nên được ưu tiên san bớt qua lọ đầu tư cá nhân để tăng khả năng sinh lời.

6 chiếc lọ tài chính được đánh giá là phương pháp quản lý tiền bạc hiệu quả và thông minh. Lưu ngay công thức giữ tiền này nếu muốn xây dựng kế hoạch chi tiêu hợp lý và tiết kiệm cho tương lai bạn nhé!

 

6-chiec-lo-tai-chinh-4
Mục lục

Mục lục

Bài viết liên quan
contact me on zalo
1900 633 906